Tìm kiếm

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

TRUYỆN THÁNH KINH

Câu chuyện thứ 01
THIÊN CHÚA DỰNG NÊN TRỜI ĐẤT
Sách Sáng Thế chương 1, câu 1-28
 Ngày xưa khi chưa có trời và đất, bóng tối bao trùm vực thẳm, Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên nước.

Thiên Chúa phán: "Hãy có ánh sáng". Liền có như vậy. Thiên Chúa tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Ánh sáng là ban ngày, và bóng tối là ban đêm. Đó là ngày thứ nhất.

Thiên Chúa lại phán: "Phải có bầu trời ở phía trên để chia với nước ở phía dưới. Nước dưới bầu trời phải tụ lại một nơi là biển, còn chỗ cạn nhô ra là đất liền". Tức thì liền có như vậy. Đó là ngày thứ hai.

Thiên Chúa lại phán: "Đất phải mọc lên nhiều cây cối xanh tươi, nở hoa, kết trái tuỳ theo loại, và mang hạt giống". Tức thì liền có như vậy. Đó là ngày thứ ba.

Thiên Chúa lại phán: "Phải có vầng ánh sáng trên trời, phân biệt ngày và đêm". Thiên Chúa cho có mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng và muôn ngàn vì sao, tinh tú chiếu sáng ban đêm. Tức thì iền có như vậy. Đó là ngày thứ tư.

Thiên Chúa lại phán: "Nước phải sinh ra nhiều loài tôm cá, và trên trời phải có nhiều chim cò bay lượn". Chúa chúc phúc cho chúng sinh sản thật nhiều. Tức thì iền có như vậy. Đó là ngày thứ năm.

Thiên Chúa lại phán: "Đất phải sinh ra nhiều thú vật, gia súc, các loài bò sát và côn trùng". Liền có như vậy. Thấy tốt đẹp và Thiên Chúa phán: " Ta hãy làm ra con người có nam, có nữ giống hình ảnh của Ta, để họ làm chủ mọi thứ trên mặt đất". Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho họ sinh sản ra nhiều trên mặt đất. Đó là ngày thứ sáu.

Sau khi hoàn thành việc tạo dựng trời đất. Ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó. 

Câu chuyện thứ 02
CON NGƯỜI ĐẦU TIÊN TRÊN MẶT ĐẤT
Sách Sáng Thế chương 2, câu 5-25
 Ngày Thiên Chúa dựng nên trời và đất, Thiên Chúa cho một dòng nước dưới đất trào lên tưới khắp địa cầu. Thiên Chúa lấy đất nặn ra con người giống hình ảnh Chúa, vì Chúa muốn chia sẻ tình thương với con người. Chúa thổi hơi vào lỗ mũi và con người liền trở nên sinh vật có sự sống. Con người bắt đầu đi đứng, hít thở và trái tim cũng bắt đầu đập. Con người đầu tiên đó là Adong.

Thiên Chúa trồng một vườn cây Êđen hay còn gọi là vườn điạ đàng. Thiên Chúa cho đủ mọi thứ cây mọc lên, nở hoa xinh đẹp và trái ăn thì rất ngon. Ở giữa vườn, Chúa cho mọc lên cây trường sinh, là cây biết điều tốt, điều xấu. Một con sông từ Êđen chảy ra chia làm bốn nhánh tưới khắp vườn. Chúa mang con người đặt vào vườn địa đàng để sinh sống và canh giữ vườn.

Chúa truyền cho con người được ăn hết mọi thứ cây trong vườn, cả ngàn ngàn cây khác nhau, nhưng chỉ có trái cây ở giữa vườn là cây biết điều tốt điều xấu thì Thiên Chúa nói con người không được ăn kẻo sẽ phải chết.

Thấy con người sống một mình cô đơn, Chúa làm ra nhiều thú vật, chim trời dẫn đến vây quanh con người. Hễ con người gọi tên là gì, thì đó là tên của con thú đó. Thế nhưng, con người vẫn không tìm được người bạn tương xứng với mình. Chúa biết điều đó, và Chúa đợi lúc Adong ngủ say, Chúa rút cái xương sườn của Adong ra. Chúa lấy xương sường đó làm nên người đàn bà xinh đẹp. Lúc Adong thức dậy, Chúa dẫn người đàn bà tới gặp Adong. Adong mừng lắm vì có người bạn đồng hành. Adong gọi người đàn bà là Evà. Hai người sống hạnh phúc với nhau. 


Câu chuyện thứ 03
LỰA CHỌN SAI LẦM
Sách Sáng Thế chương 3, câu 1-20
Rắn là loài dối trá nhất trong vườn. Một hôm con rắn nói với Evà: "Có phải Thiên Chúa cấm ông bà không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?".
Evà đáp: "Đúng thế, hết mọi cây trong vườn thì được ăn, ngoại trừ có cây ở giữa vườn thôi. Chúa bảo không được ăn kẻo phải chết".

Rắn liền cám dỗ Evà: "Chẳng chết chóc gì đâu bà ơi, nếu Chúa biết ngày nào bà ăn trái đó, bà sẽ là một thần linh khôn ngoan biết điều tốt, điều xấu".

Evà nhìn trái cây thì thấy đẹp mắt và ngon. Bà liền đưa tay hái ăn và đưa cho chồng cùng ăn. Khi họ vừa ăn thì mắt họ mở ra, và họ biết điều tốt điều xấu đúng như lời Thiên Chúa phán. Họ mắc cở chạy tìm lá che thân vì thấy mình trần truồng. Họ đã phạm tội không vâng lời Thiên Chúa.

Chiều đến, Thiên Chúa đi trong vườn, Ngài gọi Adong từ xa: "Adong, ngươi ở đâu?". Adong thưa: "Con nghe tiếng Ngài, nhưng vì trần truồng nên con lẩn trốn". Thiên Chúa hỏi: "Có phải ngươi đã ăn trái Ta cấm không?". Adong đáp: "Evà đã đưa trái đó cho con và con đã ăn". Chúa hỏi Evà: "Ngươi đã làm gì thế?" Evà đổ lỗi cho con rắn: "Con rắn đã lừa dối con, nên con đã ăn".

Chúa nguyền rủa con rắn: "Bởi vì mi đã lừa dối người ta, nên mi sẽ phải bò bằng bụng suốt đời mi". Rồi Chúa nói với Avà: "Vì các ngươi không vâng lời Ta, nên ngươi sẽ phải mang nặng, khi sinh đẻ thì đau đớn". Và Chúa nói với Adong: "Ngươi sẽ phải làm việc vất vả mới có bánh để ăn, vì đất sẽ trổ sinh gai góc".

Thiên Chúa làm cho họ những chiếc áo che thân và mặc cho họ. Ngài mang họ ra khỏi vườn, và họ bắt đầu một cuộc sống vất vả.  


Câu chuyện thứ 04
HAI ANH EM CA-IN VÀ A-BEN
Sách Sáng Thế chương 4, câu 1-8
Ông Adong và Bà Evà sinh được người con thứ nhất là Ca-in. Bà Evà vui mừng nói: "Nhờ Thiên Chúa, tôi đã có được một người con nối dòng".

Sau đó, bà sinh ra A-ben, em của Ca-in. A-ben thích ra đồng chăn chiên và súc vật, A-ben bắt những con chiên đầu lòng làm thịt cùng với mỡ của chúng lên Thiên Chúa. Còn Ca-in làm nghề cầy cấy và canh tác đất đai. Ca-in lấy những hoa trái của đất đai làm lễ vật dâng lên Thiên Chúa.

Thiên Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, vì ông dâng lên Thiên Chúa với lòng thành kính, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt.

Thiên Chúa phán với Ca-in: "Tại sao ngươi giận dữ và sa sầm nét mặt? Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang rình rập ngoài tâm hồn, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chống lại nó."

Ca-in nói với em là A-ben: "Chúng mình ra ngoài đồng đi! " Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình. Thiên Chúa phán với Ca-in: "A-ben em ngươi đâu rồi? " Ca-in thưa: "Con không biết. Con là người trông giữ em con hay sao? " Thiên Chúa phán: "Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất." Ông Ca-in đi xa khuất mặt Thiên Chúa về phía đông Ê-đen. 

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

GIÊSU - TÌNH YÊU CỦA TÔI




1. Giêsu tình yêu của tôi, Giêsu tình yêu thắm tươi, Giêsu tình yêu muôn đời Ngài là nguồn vui sống rạng ngời cho đời chan chứa không hề vơi. Giêsu tình không đổi thay, Giêsu tinh tôi đắm say. Giêsu tình tôi ngất ngây Ngài là niềm hạnh phúc mọi ngày cho đời tôi đẹp mãi từ đây.

2. Giêsu tình yêu hiến thân, Giêsu chuộc tội thế nhân, Giêsu tình yêu vô ngần Ngài đã làm thay đổi cuộc trần muôn người liên kết trong tình thân. Giêsu tình yêu thẳm sâu, tim tôi chờ mong bấy lâu, Giêsu tình yêu thắm mầu Ngài đã nhận lấy hết cơ cầu cho đời tôi đẹp mãi ngàn sau.

ĐK. Giêsu tình tôi khát khao, Giêsu tình tôi hiến trao, Giêsu tình yêu ngất cao cho tim tôi dâng tràn sức sống, cho lòng tôi hằng luôn chờ mong. Giêsu là muôn tiếng ca, Giêsu nhạc tình thiết tha, Giêsu lòng thương hãi hà luôn mãi là tình không biên giới cho cuộc đời tôi luôn sáng ngời.

NHÀ THỜ ĐẠI ĐIỀN

NHÀ THỜ ĐẠI ĐIỀN

nhà thờ đại điền
Với diện tích: 45 km2, gồm các Xã Diên Phú, Diên Ðiền, một phần Thị Trấn Diên Khánh và Vĩnh Phương.
Ðông giáp Giáo xứ Phù Sa (Quốc lộ I + đường đất từ Quốc lộ đến cầu Xuân Phong) và Bình Cang (Sông Cái). Tây giáp Giáo xứ Cây Vông (từ Cầu Gỗ cũ đến Quán Ðôi đường cái đá, và từ trường học Phú Ðiền đến nhà thờ họ Ngô, ranh giới Diên Ðiền và Diên Sơn). Nam giáp Giáo xứ Hà Dừa (Sông Cái từ Cầu Gỗ cũ đến Cầu Mới. Bắc giáp Giáo xứ Lương Sơn (Ðèo Rù Rì).
Giáo xứ Ðại Ðiền bắt đầu nguồn gốc từ các bậc tiền nhân đến lập nghiệp, Nơi đây là núi xanh,rừng rậm, đồng hoang,họ đã thiết lập ngôi nhà nguyện đầu tiên bằng mái tranh vách đất vào năm 1820, cách ngôi thánh đường hiện nay độ 400 mét về phía Tây Bắc thộc Ðại Ðiền Ðông thuộc xã Diên Ðiền.
Năm 1868,đời Tự Ðức 21,trải qua cơn bắt đạo, giáo dân tản mát,có số bị bỏ xuống giếng nay được gọi là” Giếng lạng”; có số bị cột đá thả xuống sông,ngôi nhà nguyện bị thiêu rụi.
Vào năm 1890,cơn bách hại lắng dịu, bà con tề tựu về và xây cất lại nhà nguyện với quy mô rộng lớn hơn trên phần đất tục danh là “Ðồng Dưa” nơi thánh đường hiện nay.
Tháng 9 năm 1912 Nhâm Tý, một cơn bão khốc liệt đã làm sập đổ ngôi nhà nguyện một lần nữa. Năm 1913, được sự trợ giúp của cố Quới, Cha sở Hà dừa, Cây vông, cùng với các ông Phan tấn Kim, Nguyễn Nhân, Nguyễn Thạch, bà con giáo dân hợp lực xây cất lại ngôi thánh đường theo lối kiên trúc Tây phương,với quy mô rộng lớn và chắc chắn hơn, với bộ sườn cấu kết bằng danh mộc,mái lợp ngói âm dương,tường bằng vôi gạch.Vì số giáo dân quá ít,đời sống vật chất khó khăn, nên công trình không thể hoàn thiện được. Ðến năm 1937, giáo dân hoàn thiện tháp tiền đàng với chiều cao 11m và đặt thánh Phanxicô Xaviê làm quan thầy.
Năm đình chiến 1954, Linh mục Phêrô Nguyễn thanh Quý từ Vườn Vỗng Quy Nhơn vào Nha trang và được ÐGM Piquet chỉ định làm cha sở Ðại Ðiền. Trong thời gian quản xứ, Ngài đã cho đại tu bổ lại ngôi thánh đường,thay mái ngói, bắn thêm chiều cao, nối thêm chiều rộng chiều dài. Ngoài ra, Ngài còn khuyến khích trồng dừa, đào ao nuôi cá, vét giếng. Sau 4 năm quản xứ, ngài trở về Quy Nhơn.
Năm 1987 – 2001: Lm Giuse Nguyễn Hoàng Kim. Trong thời gian quản xứ, Ngài đã xây cất một ngôi thánh đường mới, một nhà xứ 2 tầng, một nhà hội dài 20m, một nhà trẻ; tu bổ,sửa chữa nhà bếp, tường rào; lát đá xung quanh thánh đường. Sau một thời gian dài hoạt động tích cực cho giáo xứ, Ngài ngã bệnh và sức khoẻ ngày một yếu dần. Năm 1997, Ðức giám mục giáo phận Phaolô Nguyễn văn Hòa chỉ định Lm Phêrô Trần văn Ðiện làm phó xứ để giúp ngài.

SƠ LƯỢC QUÊ HƯƠNG DIÊN KHÁNH

Vị trí

Huyện Diên Khánh phía Đông giáp thành phố Nha Trang, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa. Như vậy có thể nói huyện Diên Khánh nằm ở ngay trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. Huyện lỵ của Diên Khánh là thị trấn Diên Khánh cách trung tâm thành phố Nha Trang 10km về phía Tây

Lịch sử

Diên Khánh trước kia là vùng đất của phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Lúc bấy giờ huyện Phước Điền (tức huyện Diên Khánh sau này) thuộc phủ Diên Khánh. Năm 1832, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm có 2 huyện Phước Điền và Vĩnh Xương (huyện Hoa Châu nhập vào huyện Phước Điền).
Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, Pháp tiến hành thay đổi về mặt hành chính. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ Ninh Hòa, Diên Khánh và 2 huyện Vạn Ninh, Vĩnh Xương. Phủ Diên Khánh có 3 tổng: tổng Trung Châu (Bắc sông Cái), tổng Vĩnh Phước (Tây-Nam sông Cái), tổng Ninh Phước (Đông-Nam sông Cái).
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, chính quyền cách mạng quyết định xóa bỏ phủ Diên Khánh thành lập huyện Diên Khánh như ngày nay.
Trong chiến tranh Việt Nam, địa bàn huyện Diên Khánh có những thay đổi, nhiều lần nhập, tách với các xã của huyện Vĩnh XươngCam Ranh. Từ năm 1950-1954, nhập 2 huyện Vĩnh Xương và Diên Khánh thành huyện Vĩnh Khánh. Thời Việt Nam Cộng Hòa huyện có lúc tạm thời chia làm 4 đơn vị: 2 huyện miền núi Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh (1961-1975) và 2 huyện đồng bằng là Cửu Long và Hương Giang, đồng thời nhập 1 số xã của Vĩnh Xương (Vĩnh Phương, Vĩnh Lương, Vĩnh Hải, Vĩnh Ích) cho Diên Khánh (1961-1975). Từ 1965-1975, tách xã Diên An, Diên Toàn cho huyện Vĩnh Trang.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 4-1975 nhập thêm 7 xã của huyện Vĩnh Xương đổi thành huyện Khánh Xương. Tháng 3 năm 1977, tách 7 xã của huyện Vĩnh Xương nhập vào Nha Trang, huyện trở lại địa giới cũ gồm đồng bằng Diên Khánh và huyện miền núi Khánh Vĩnh. Ngày 23-10-1978, Chính phủ ra Quyết định số 268-CP thành lập thị trấn Diên Khánh, Tháng 6 năm 1985, huyện Diên Khánh lại tách làm 2 huyện: Khánh Vĩnh và huyện Diên Khánh ngày nay.
Tháng 4 năm 2007, tách hai xã Suối Tân và Suối Cát để cùng với một số xã thuộc thị xã Cam Ranh thành lập huyện Cam Lâm [1].

Hành chính

Huyện có 1 thị trấn (huyện lị) Diên Khánh và 18 xã: Diên An, Diên Bình, Diên Điền, Diên Đồng, Diên Hòa, Diên Lạc, Diên Lâm, Diên Lộc, Diên Phú, Diên Phước, Diên Sơn, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Thọ, Diên Toàn, Diên Xuân, Suối Hiệp, Suối Tiên.

Thành cổ Diên Khánh

Bài chi tiết: Thành cổ Diên Khánh

Sơ đồ thành
Năm 1793, sau khi đánh chiếm được Diên Khánh từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên vùng đất khi ấy còn heo hút một căn cứ quân sự và khu dân cư được vây quanh bởi một tòa thành.
Thành Diên Khánh được xây dựng theo một hình mẫu phổ biến ở phương Tây vào thời kỳ đó. Tường thành có hình lục giác không đều, có chiều dài tổng cộng 2.693 mét, xung quanh là các hào sâu từ 3 đến 5 mét. Tòa thành uốn lượn chứ không thẳng, do đó có thể quan sát dễ dàng hai bên tường. Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000 m², và có 6 cửa thành ở 6 mặt tường. Qua thời gian, hiện nay còn bốn cửa Đông, Tây, Nam và Bắc, tuy nhiên chỉ còn hai cửa, cửa Đông và cửa Tây là còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh. Theo các tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho... Thành Diên Khánh khi đó trung tâm của Phủ Diên Khánh và cũng là nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương - Khánh Hòa và các chiến sĩ cách mạng ở Khánh Hòa trong thời kỳ Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam.